Thêm quyết định khó hiểu của các ông chủ CLB Chelsea, khi sa thải HLV Mauricio Pochettino
Thanh tra Chính phủ mới đây công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 2013 - 2020).Kết quả thanh tra cho thấy nhiều bất cập trong công tác quản lý đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tại địa phương này.Theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Long không thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; không khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; không thực hiện công khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (cát sông) theo quy định tại luật Khoáng sản và Chỉ thị 03/2015 của Thủ tướng.Từ sau khi luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực, UBND tỉnh đã cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho 38 điểm mỏ (thuộc 17 thân cát) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Thế nhưng, tỉnh lại không xác định phục vụ cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.Điều này bị cơ quan thanh tra nhận định là không đúng quy định tại Nghị định 15/2012 và Nghị định 158/2016 của Chính phủ.Thanh tra Chính phủ còn phát hiện sau khi được cấp phép khai thác, có trường hợp kê khai, nộp thuế đối với sản lượng khai thác cát sông thấp hơn sản lượng khai thác đã báo cáo Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể là 2 doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát III và Tân Hiệp Phát II.Để xảy ra các hạn chế, vi phạm nêu trên, cơ quan thanh tra cho rằng trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh Vĩnh Long, sở TN-MT, sở tài chính, sở xây dựng, sở KH-ĐT, cục thuế, UBND TP.Vĩnh Long và các tổ chức, cá nhân liên quan.Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm kết luận thanh tra; chấn chỉnh, khắc phục, xử lý các tồn tại, vi phạm, khuyết điểm theo đúng quy định của pháp luật.Trong đó, cơ quan thanh tra nhấn mạnh phải thực hiện việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản, khoanh định và phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đấu giá, thực hiện công khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (cát sông) và chấm dứt việc không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.Đồng thời, tổ chức kiểm tra, rà soát đối với các sai phạm về việc cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho 38 điểm mỏ (thuộc 17 thân cát) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng không xác định phục vụ cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới."Nếu phát hiện sai phạm vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh có trách nhiệm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật", Thanh tra Chính phủ nêu.Cơ quan thanh tra cũng đề nghị rà soát và quyết định việc thu bổ sung tiền cấp quyền khai thác cùng các khoản thuế, phí đối với sản lượng cát chênh lệch giữa kê khai nộp thuế và báo cáo với Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long của Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát II (được cấp phép khai thác khoáng sản mỏ Phú Thạnh 1 - Đồng Phú) và Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát III (được cấp phép khai thác khoáng sản mỏ An Phước).Trong quá trình tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh có trách nhiệm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.Vẫn theo thông báo kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý về những vi phạm tại 2 dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.Một là dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo (xã Thanh Đức, H.Long Hồ) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất, việc sử dụng đất không đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Hai là dự án Khu nhà ở Hoa Lan (P.8, TP.Vĩnh Long) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật thông qua hành vi tiếp tục cho tách 33 thửa với diện tích 11.188,6 m2, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, trên đất giao thông, đất cây xanh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Lễ 30.4 - 1.5 nghỉ 5 ngày: 'Rất tiếc vì không có kế hoạch nghỉ sớm hơn'
Mặc dù Galaxy S25 đã được ra mắt với One UI 7, Samsung vẫn chưa cập nhật phiên bản chính thức của giao diện người dùng dựa trên nền tảng Android 15 này đến với smartphone và tablet đời cũ của hãng. Thời điểm phát hành bản cập nhật cho các thiết bị này vẫn còn khá mờ mịt khi liên tục bị trì hoãn.Giờ đây, thông tin mới có thể khiến người hâm mộ Samsung cảm thấy thất vọng hơn nữa khi công ty có thể đang phải chuẩn bị nhiều bản beta của One UI 7 trước khi phát hành phiên bản ổn định.Samsung đã bắt đầu thử nghiệm bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24 từ cuối năm ngoái. Các tin đồn gần đây cho thấy công ty có thể tung thêm một bản beta thứ tư trước khi phát hành phiên bản ổn định vào tháng 3. Theo các nguồn tin, bản beta 4 của One UI 7 đã được phát hiện trên máy chủ thử nghiệm của công ty với các mã bản dựng S928USQU4ZYB6, S928UOYN4ZYB6 và S928USQU4BYB6.Tuy nhiên, beta 4 dường như không phải là phiên bản cuối cùng của One UI 7 beta trước khi đến với Galaxy S24 khi nguồn rò rỉ Tarun Vats trên X vừa cho biết, Samsung có thể tung ra đến 6 bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24, với beta 4 vào tháng 2, beta 5 vào tháng 3 và beta 6 vào tháng 4. Chỉ khi hoàn tất việc triển khai các bản beta này, người dùng Galaxy S24 mới chính thức nhận được One UI 7, tức vào tháng 4.
Đường dân sinh hư hỏng vì ô tô né trạm thu phí
• Di truyền, như hội chứng Klinefelter - một rối loạn nhiễm sắc thể khiến tinh hoàn không sản xuất tinh trùng hoặc rất ít.
Cuốn sách Hành trình vì hòa bình thuộc thể loại hồi ức của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể lại những câu chuyện quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam.Nội dung của cuốn sách tái quá trình gian nan để vượt qua rào cản tư duy, cho tới những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng, triển khai lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc trong hơn 10 năm qua.Trong lời giới thiệu cuốn sách, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã khẳng định, cuốn sách "không chỉ kể về những nhiệm vụ gian truân và đầy thử thách, mà còn là câu chuyện về lòng can đảm, tình nhân ái, tinh thần nhân văn và ý chí kiên cường của những chiến sĩ "mũ nồi xanh" Việt Nam tại châu Phi xa xôi. Những trang sách này như những dòng hồi ức chân thật, phản ánh quá trình Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Cuốn sách Hành trình vì hòa bình của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gồm 6 chương, có 5 chương là hồi ức của tác giả gồm: Dò đường, Chuẩn bị và lên đường, Chuyện kể từ châu Phi, Nhìn lại và suy ngẫm, Hành trình tiếp nối. Chương cuối Cảm xúc gồm những bài viết của nhiều tác giả là những cảm nhận khi đọc bản thảo Hành trình vì hòa bình.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1959 (giấy tờ lý lịch ông ghi năm 1957), quê ở Thừa Thiên - Huế, con trai của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cố chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.Ông là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XI, XII; từng giữ các chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông có trình độ giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nghỉ hưu từ cuối năm 2021. Tới 14.9.2023, ông qua đời tại nhà riêng sau thời gian bệnh nặng. Vào tháng 3.2023, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ra mắt sách Người thầy, viết về thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức (ông Ba Quốc, 1922 - 2022).
Niêm yết bản án sơ thẩm Trương Mỹ Lan và đồng phạm
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.